
Chữa viêm xoang bằng y học cổ truyền hiệu quả an toàn
Chữa viêm xoang bằng y học cổ truyền hiệu quả, không có tác dụng phụ. Thuốc đông y chữa vào tạng phủ, nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi. Đây là lối trị liệu tận gốc, thế mạnh của đông y.
Nhà thuốc Vạn Linh Đường có đầy đủ các loại thuốc đông y trị viêm xoang mũi. Phòng khám đông y Gò Vấp có nhiều kinh nghiệm trong chữa bệnh viêm xoang. Phòng khám có phương thuốc hay, đã điều trị hết bệnh cho nhiều người.
Bệnh viêm xoang mũi cấp tính và mãn tính:
Theo y học hiện đại, viêm xoang mũi thường được chia thành 2 loại chính: cấp tính và mạn tính.
Triệu chứng viêm xoang mũi cấp tính:
Phát sốt sợ rét, người khó chịu, ăn không ngon miệng, đau đầu, tắc mũi, mũi chảy nhiều nước trong hoặc đặc như mủ. Mũi có thể chỉ bị tắc một bên hoặc cả hai bên liên tục, kèm theo giảm khứu giác. Nếu do bệnh ở răng dẫn đến, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi. Tùy theo loại xoang bị viêm, cảm giác đau cũng xuất hiện ở vị trí và tính chất khác nhau. Có khi đầu đau ở vùng trán, có khi đau ở gáy, có khi đau nhiều về buổi sáng, có khi đau tăng về buổi chiều…

Biểu hiện viêm xoang mạn tính:
Mũi tắc liên tục, nước mũi nhiều và đặc như mủ, thường có mùi hôi tanh, khứu giác bị giảm hoặc mất hẳn. Nói chung không có những biểu hiện toàn thân, hoặc chỉ kèm theo đầu váng, trí nhớ suy giảm. Nước mũi chảy ra nhiều dễ dẫn tới viêm họng, thường do viêm xoang cấp tính không được chữa triệt để, kéo dài ngày mà thành.
Thuốc đông y trị viêm xoang mũi tốt nhất:
Trong đông y, viêm xoang mũi thuộc phạm vi chứng “tỵ uyên” và “não lậu”. Trên lâm sàng chia ra 4 thể: (1) Phế kinh phong nhiệt, (2) Can đảm uất nhiệt, (3) tỳ vị thấp nhiệt, (4) phế tỳ khí hư. Các thể (1)(2)(3) thường gặp trong viêm xoang cấp tính, hoặc giai đoạn bệnh phát tán của viêm xoang mạn. Còn thể phế tỳ khí hư thường gặp trong viêm xoang mạn tính. Triệu chứng, biểu hiện cụ thể của từng thể và cách chữa trị khác nhau:

Viêm xoang thể Phế kinh phong nhiệt:
- Biểu hiện: mũi tắc, chảy nhiều nước đặc quánh, màu trắng hoặc hơi vàng, đau đầu, ho, khạc nhiều đờm. Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết, Khứu giác giảm. Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.
- Phép chữa: thanh nhiệt, trừ phong, thông khiếu.
- Cháo tân di rau sam: Tân di 10g, Rau sam 30g, Gạo tẻ 50g. Cách nấu: sắc Tân di lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, khi cháo gần chín cho rau sam vào, đun thêm một lát nữa là được. Thêm mắm muối ăn điểm tâm buổi sáng.

Viêm xoang mũi thể Can đảm uất nhiệt:
- Biểu hiện: tắc mũi, đau đầu tương đối nặng, mũi chảy nhiều nước vàng đặc quánh như mủ, mùi hôi, khứu giác giảm sút, có thể kèm theo ù tai, đắng miệng, bồn chồn, dễ nổi giận, người nóng, miệng khát, đại tiện khô ráo. Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết rõ ràng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
- Phép chữa: thanh can thông khiếu.
- Dịch mướp đắng: mướp đắng 1 trái, đường trắng 60g. Mướp đắng giã nhuyễn, trộn đều với đường, sau khoảng 2 giờ thấy nước tiết ra, thì lọc lấy nước (bỏ bã), uống hết 1 lần (uống lạnh).

Viem xoang mui thể Tỳ vị thấp nhiệt:
- Biểu hiện: tắc mũi, chảy nước mũi, bệnh dai dẳng không dứt, váng đầu, ăn không ngon miệng. Niêm mạc mũi sung huyết, thũng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác.
- Phép chữa: thanh lợi thấp nhiệt, thông khiếu.
Viêm xoang mạn tính thể phế tỳ khí hư:
- Biểu hiện: tắc mũi, chóng mặt, trí nhớ giảm, mũi chảy nước đục, lúc nhiều lúc ít, gặp lạnh bệnh nặng hơn. Sắc mặt vàng xạm hoặc trắng nhợt, kém ăn, thở yếu, mệt mỏi, đuối sức, đại tiện lỏng loãng. Niêm mạc mũi sưng thũng nhưng không sung huyết, khứu giác giảm hoặc mất hẳn. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
- Phép chữa: bổ tỳ ích phế, thông khiếu.
- Canh hoàng kỳ bí đao: Hoàng kỳ 30g, Bí đao 100-200g. Sắc hoàng kỳ lấy nước (bỏ bã), nấu với bí (gọt bỏ vỏ, hột, thái miếng), thành món canh ăn trong bữa cơm.
